3 PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG SƠN GIAO THÔNG TIÊU CHUẨN ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Tại Việt Nam hiện đang áp dụng 3 phương pháp thi công sơn giao thông tiêu chuẩn. Tại bài viết này, Toàn Cầu Epoxy sẽ giúp khách hàng có được cái nhìn tổng quát nhất về các phương pháp này.

Sơn giao thông là gì?

Sơn giao thông là những loại sơn chuyên sử dụng trong ngành giao thông nhằm cảnh báo, hướng dẫn cho người tham gia giao thông như: phân làn đường, gờ giảm tốc, bó vỉa giao thông….

Sơn giao thông hiện đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống giao thông đường bộ trong bối cảnh những con đường quốc lộ ngày càng được mở rộng và nâng cấp trở nên to đẹp hơn. Bên cạnh sự phát triển của những kỹ thuật tiên tiến thì việc ứng dụng những công nghệ mới vào hệ thống giao thông nhằm tạo ra sự an toàn trong lưu thông được chú trọng hơn.

Sơn giao thông có những loại nào?

Trên thực tế, sơn giao thông được chia làm 3 loại chính gồm:

  • Sơn dẻo nhiệt giao thông
  • Sơn phản quang giao thông
  • Sơn kẻ vạch giao thông

Quy trình thi công sơn giao thông chuẩn kỹ thuật đang được áp dụng tại Việt Nam

Tương đương với 3 loại sơn giao thông được Toàn Cầu Epoxy ;iệt kê phía trên sẽ có 3 quy trình thi công tương ứng. Cụ thể như sau:

1. Quy trình thi công sơn dẻo nhiệt giao thông

Sơn dẻo nhiệt giao thông thường được sử dụng cho các vạch kẻ đường yêu cầu chiều dày ~1.5 – 2mm có độ phản quang hoặc không có độ phản quang. Quy trình thi công sơn chi tiết dưới đây:

sơn nhiệt dẻo phản quang

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  •  Đặt biển báo và đèn tín hiệu hai đầu đoạn đường chuẩn bị thi công.
  •  Định vị tim, lề đường.
  •  Căng dây làm cự ly cho xe sơn đi. Xem kỹ bản vẽ đánh dấu lên mặt đường dấu (+) sơn đúng theo lý trình. Đối với đường thẳng thì đánh các dấu (+) cách nhau 25 – 30m, đường cong thì các dấu (+) cách nhau từ 10 – 15m, sau đó căng một sợi dây dài khoảng 200m trùng vào các dấu (+) mà mình đã định vị trước, để cho kim dẫn hướng của máy rải sơn đi theo dây.
  • Cần loại bỏ các loại tạp chất như bụi bẩn, dầu mỡ và các hợp phần đóng rắn trước khi thi công. Không thi công sơn trên bề mặt có cát, bùn hoặc các vật thể lạ, bề mặt bị suy giảm về độ kết dính, hoặc trên lớp sơn cũ bị nứt, bong tróc.
  • ​ Đối với bề mặt đường là bê-tông, Asphalt cũ hoặc đã bị mài bóng cần sử dụng thêm một lớp sơn lót.

Bước 2: Thi công lớp sơn lót

  • Sử dụng con lăn nhúng vào thùng sơn lót, lăn thật đều xuống mặt đường theo độ rộng của vạch kẻ hoặc có thể lăn rộng hơn độ rộng của vạch kẻ sơn một chút.
  • Tiếp theo đợi cho đến khi sơn khô mới bắt đầu thi công sơn dẻo nhiệt (có thể chờ 10 – 15 phút cho lớp sơn lót khô). Thông thường khâu lăn sơn lót này sẽ triển khai trước khi thi công sơn kẻ màu nên rất ít khi phải đợi sơn khô.

Bước 3: Thi công lớp sơn phủ

a. Nấu sơn

  •  Để tránh biến màu sơn và xuất hiện hiện tượng phồng rộp do nhiệt độ thi công vượt quá quy định, nên từ từ cho một bao sơn vào nồi nấu, cho máy khuấy hoạt động (vừa khuấy vừa nấu, để tránh quá nhiệt cục bộ).  Đến khi nhiệt độ trong nồi khoảng 1000C thì cho dần các bao sơn khác vào đến đầy nồi thì dừng lại chờ cho sơn đạt nhiệt độ thi công (1700C – 2100C) tùy theo nhiệt độ môi trường khi thi công.
  •  Trong khi làm sơn nóng chảy cần kiểm soát nhiệt độ bằng một nhiệt kế với độ chính xác + 50oC, để tránh cho sơn bị quá nhiệt độ cho phép.
  •  Khi đã nóng chảy cần chú ý:
  • Với sơn gốc Hydrocacbon chỉ sử dụng được trong vòng 6 giờ
  • Với sơn gốc Alkyd sẽ chỉ sử dụng được trong vòng 4 giờ.

Không nên đun nóng quá quy định của nhà sản xuất vì như vậy đồng nghĩa với việc phải loại bỏ sơn này.

Tuỳ theo mặt đường, nếu buổi sáng nhiệt độ mặt đường từ 30oC – 40oC thì nấu sơn từ 1800C – 2100C, buổi trưa nhiệt độ mặt đường vào mùa hè từ 60oC – 70oC thì nấu sơn từ 1700C – 1900C.

b. Trải sơn

Nhiệt độ trong nồi nấu phải là từ 200oC thì rót sơn vào xe thi công. Sơn rót xuống xe nhiệt độ còn lại 170oC – 190oC. Xe sơn vẫn phải đốt nóng để duy trì nhiệt độ ổn định.

Sau đó, cho sơn chảy xuống đế sơn và rải xuống đường ở nhiệt độ 170oC – 180oC, đảm bảo cho sơn bám chặt trên bề mặt asphalt. Bề mặt vạch sơn trên mặt đường không được phồng rộp, bong tróc, vón cục hay bị các khuyết tật khác.

c. Tạo độ phản quang bề mặt:

Khi có yêu cầu thi công một lớp bi trên bề mặt vạch trải, loại bi sử dụng phải đạt yêu cầu của thiết kế từng công trình. Bi phản quang sẽ được rắc bằng máy với tốc độ thích hợp hoặc rơi tự do (tuỳ theo thiết kế của xe thi công) với lượng 350 + 50g/m2 ngay sau khi sơn được trải trên bề mặt đường và bám chặt trên bề mặt của vạch.

>>> Tham khảo thêm các dòng sơn nhiệt dẻo giao thông

2. Thi công sơn phản quang giao thông

Thi công sơn phản quang giao thông cần tuân thủ theo hướng dẫn, khuyến nghị của nhà sản xuất cũng như những yêu cầu kỹ thuật khi sơn.

thi công sơn giao thông - sơn phản quang giao thông

Có 3 phương pháp thi công sơn phản quang. Tùy vào yêu cầu kỹ thuật mà lựa chọn phương pháp thi công sơn phản quang phù hợp.

  • Phương pháp phun
  • Phương pháp quét
  • Phương pháp lăn

a. Phương pháp phun

Theo TCVN 8788: 2011 phương pháp thi công sơn phản quang này cần chú ý chỉnh độ nhớt của sơn, áp suất phun, loại vòi phun, nhiệt độ của sơn, khoảng cách trên bề mặt cần phủ, góc phun và tốc độ dịch chuyển vòi phun sao cho hợp lý để đạt được lớp phủ đồng nhất và liên tục, phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất sơn.

Trước khi thi công, cần phun thử lên tấm thử nhỏ, kiểm tra trạng thái của hỗn hợp sơn và độ bằng phẳng của màng sơn. Nếu có khuyết tật, cần điều chỉnh áp suất phun và độ nhớt sơn. Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu, mới bắt đầu phun chính thức.

b. Phương pháp quét

Theo TCVN 8788: 2011 khi áp dụng phương pháp thi công sơn phản quang này lưu ý nhúng chổi vào sơn không ngập quá một phần hai độ dài phần chổi sơn.

Trước tiên, dùng chổi miết mạnh ngay từ lớp sơn lót đầu tiên sao cho sơn lấp kín các khe hở, lỗ nhỏ, sau đó mới tiến hành sơn theo thứ tự từng lớp một cách đều đặn, quét phần khó trước, phần dễ sau.

c. Phương pháp lăn

Đơn vị thi công sơn kẻ vạch Lê Phát

Theo TCVN 8788: 2011. Phương pháp thi công sơn phản quang này không nên áp dụng cho các bề mặt gồ ghề, các cạnh, góc và không áp dụng khi sơn lớp sơn lót đầu tiên.

3. Thi công sơn kẻ vạch giao thông

Sơn kẻ vạch giao thông hay còn gọi là sơn giao thông lạnh, quy trình thi công được thực hiện chi tiết dưới đây.

Thi công sơn dẻo nhiệt giao thông

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  •  Bề mặt sạch không dính dầu mỡ, bụi bẩn…
  •  Bề mặt khô hoàn toàn, không chứa hơi ẩm.
  •  Sử dụng các thiết bị công nghiệp như máy chà, máy tạo nhám,.. để làm phẳng mịn bề mặt.

Bước 2: Pha sơn

  • Khuấy đều sản phẩm trước khi sử dụng. Lưu ý khuấy sâu vào đáy thùng để đảm bảo sản phẩm không bị lắng.
  • Pha 5 – 10% dung môi Thiner sơn kẻ vạch.
  • Khuấy đều các thành phần trước khi sử dụng.
  • Dán băng keo vào hai bên đường line để hạn chế sơn chảy ra ngoài khu vực đường line.
  • Sử dụng các thiết bị cọ, ru lô (Tùy thuộc vào đường line) lăn đều lên bề mặt.   

Bước 3: Thi công lớp sơn lót

  • Lóp sơn lót chính là một lớp sơn quan trọng được xem như lớp trung gian có tác dụng liên kết giữa nền bê tông và lớp sơn phủ.
  • Thi công 1 – 2 lớp sơn lót giao thông lên bề mặt đã dán băng keo. Khoảng cách mỗi lớp sơn từ 4 – 6 giờ.

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ giao thông

  • Thi công 2- 3 lớp sơn phủ giao thông. Thời gian thi công giữa các lớp sơn cách nhau từ 4 – 6 giờ tùy theo nhiệt độ và điều kiện thi công.
  • Lột bỏ lớp băng keo giấy 2 bên mép đường line. Tiến hành vệ sinh sạch sẽ và bàn giao công trình.

>>> Xem thêm bài viết: QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN KẺ VẠCH CHUẨN KỸ THUẬT TẠI TOÀN CẦU EPOXY

Làm thế nào để bảo quản và tồn trữ sơn giao thông còn dư?

  • Không cậy nắp hoặc mở nắp khi chưa sử dụng.
  • Bảo quản nơi khô giáo thoáng mát.
  • Tránh nguồn nhiệt và các tia lửa trực tiếp.

Toàn Cầu Epoxy – Đối tác tin cậy của khách hàng toàn quốc trong nhiều năm

Giữa vô số những chọn lựa trong nhiều năm qua Toàn Cầu Epoxy luôn được khác hàng đánh giá là đối tác tin cậy hàng đầu với sự tận tâm, chuyên nghiệp, luôn đặt quyền lợi và sự hài lòng các khách hàng lên làm ưu tiên hàng đầu.

Đến với Toàn Cầu Epoxy, khách hàng sẽ được cung cấp các dịch vụ thi công chất lượng hàng đầu cùng đội ngũ thi công có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Một số ưu điểm trong dịch vụ thi công sơn giao thông tại Toàn Cầu có thể kể đến như:

  • Máy móc hiện đại, chuyên dụng giúp đảm bảo chất lượng thi công tốt nhất và đảm bảo tiến độ nhanh chóng.
  •  Đội ngũ thi công chuyên nghiệp, đã có nhiều năm kinh nghiệm giúp đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất.
  • Quy trình thi công đạt chuẩn, có định hướng rõ ràng và phù hợp với từng dự án. Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện thi công theo đúng quy trình đã đưa ra.
  • Các sản phẩm sơn Epoxy chính hãng, có đầy đủ các chứng chỉ CO, CQ chứng minh nguồn gốc và chất lượng rõ ràng.
  • Chế độ bảo hành rõ ràng, chi tiết.

Để cập nhật báo giá tốt nhất cùng các tư vấn cụ thể về dịch vụ thi công sơn giao thông, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline: 0968 132 880 để được Toàn Cầu Epoxy hỗ trợ nhanh nhất!

Tags: , , , , ,